Tụ điện là gì? Cấu tạo và nguyên lý làm việc

Tụ điện là gì? Cấu tạo và nguyên lý làm việc
Ngày đăng: 22/10/2022 02:56 PM

    Điện dung, đơn vị và ký hiệu của tụ điện

    * Điện dung: Là đại lượng nói lên khả năng tích điện trên hai bản cực của tụ điện, điện dung của tụ điện phụ thuộc vào diện tích bản cực, vật liệu làm chất điện môi và khoảng cách giữ hai bản cực theo công thức sau đây:

    C = ξ . S / d

    Trong đó:

     là điện dung tụ điện có đơn vị là Fara (F)

     Là hằng số điện môi của lớp cách điện.

     Là chiều dày của lớp cách điện.

     Là diện tích bản cực của tụ điện.

    * Đơn vị điện dung của tụ : Đơn vị là Fara (F) , 1Fara là rất lớn do đó trong thực tế thường dùng các đơn vị nhỏ hơn như MicroFara (µF), NanoFara (nF) hoặc PicoFara (pF).

    Fara = 1.000.000 µ Fara = 1.000.000.000 n F = 1.000.000.000.000 p F

     µ Fara = 1.000 n Fara

    1 n Fara = 1.000 p Fara

    * Ký hiệu : Tụ điện có ký hiệu là C (Capacitor)

    Cấu tạo của tụ điện

    cấu tạo của tụ điện

    Cấu tạo của tụ điện bao gồm: hai dây dẫn điện thường ở dạng tấm kim loại.

    Hai bề mặt này sẽ được đặt song song với nhau và ngăn cách bằng một lớp điện môi. Dây dẫn của tụ điện có thể sử dụng là giấy bạc, màng mỏng,…

    Điện môi sử dụng cho tụ điện là các chất không dẫn điện gồm thủy tinh, giấy, giấy tẩm hoá chất, gốm, mica, màng nhựa hay không khí. Các điện môi này không dẫn điện nhằm tăng khả năng tích trữ năng lượng điện của tụ điện.

    Nguyên lý làm việc của tụ điện

    nguyên lý làm việc của tụ điện

    Nguyên lý nạp xả của tụ điện là tính chất đặc trưng và cũng là điều cơ bản thiết yếu trong nguyên lý làm việc của tụ điện. Nhờ có tính chất này mà tụ điện có khả năng dẫn điện xoay chiều.

    Nếu điện áp của hai bản mạch không thay đổi đột ngột mà biến thiên theo thời gian mà ta cắm nạp hoặc xả tụ rất dễ gây ra hiện tượng cháy nổ có tia lửa điện do dòng điện tăng mạnh và nhanh. Đây là nguyên lý nạp xả của tụ điện rất phổ biến.

    Công dụng của tụ điện

    Tụ điện giúp lưu trữ năng lượng điện, lưu trữ điện tích hiệu quả. Tụ điện được so sánh với khả năng lưu trữ như ắc qui. Nhưng ưu điểm lớn của tụ điện là lưu trữ mà không làm tiêu hao năng lượng điện.

    Bên cạnh đó, tụ điện còn cho phép điện áp xoay chiều đi qua, điều này giúp tụ điện có thể dẫn điện như một điện trở đa năng. Đặc biệt khi tần số điện xoay chiều (điện dung của tụ càng lớn) thì dung kháng càng nhỏ. Trợ thủ đắc lực cho việc điện áp được lưu thông qua tụ điện.

    Ngoài ra, do nguyên lý hoạt động của tụ điện là khả năng nạp xả thông minh, ngăn điện áp 1 chiều. Cho điện áp xoay chiều lưu thông giúp truyền tí hiệu giữa các tầng khuyếch đại có chênh lệch điện thế.

    Tụ điện còn có vai trò lọc điện áp xoay chiều thành điện áp 1 chiều bằng phẳng bằng cách loại bỏ pha âm.

    Zalo
    Hotline