THI CÔNG TRẠM BIẾN ÁP KIỂU NỀN NGOÀI TRỜI TẠI ĐỒNG NAI

THI CÔNG TRẠM BIẾN ÁP KIỂU NỀN NGOÀI TRỜI TẠI ĐỒNG NAI
Ngày đăng: 21/10/2022 04:05 PM

    1. Đặc điểm trạm biến áp kiểu nền

    - Trạm biến áp kiểu nền ngoài trời hay còn gọi là trạm biến áp kiểu xây bệt là trạm biến áp đặt ngoài trời mà tất cả các thiết bị trung áp được đặt trên cột, máy biến áp thường đặt bệt trên bệ ximăng dưới đất, tủ phân phối hạ áp đặt trong nhà. Xung quanh trạm có xây tường rào bảo vệ, có cổng vào nhà trạm để thao tác đóng cắt thiết bị trung áp.

    - Đường dây trung áp cấp đến trạm biến áp có thể là cáp ngầm hay đường dây trên không, phần đo đếm có thể thực hiện phía trung áp hay phía hạ áp tùy theo thỏa thuận của nghành điện. Trạm biến áp nền thường dùng cho các trạm biến áp có công suất >=750kva, loại trạm bệt thường bị tốn diện tích hơn trạm treo. Loại này cũng có chi phí xây dựng rẻ nhưng tính thẩm mỹ không cao và đòi hỏi khoảng cách hành lang an toàn lưới điện phải lớn. Trạm loại này thường được dùng ở những nơi có điều kiện đất đai như ở vùng nông thôn, cơ quan, xí nghiệp nhỏ và vừa.

     

    2. Cấu tạo trạm biến áp kiểu nền

         Trạm biến áp kiểu nền cấu tạo gồm: Máy biến áp, các thiết bị đóng cắt bảo vệ, bệ móng dàn trạm và cột bê tông ly tâm, hệ thống xà mạ kẽm và đường dây trung thế cấp nguồn trung thế cho máy biến áp

    Máy biến áp: Sử dụng máy biến áp 3 pha, công suất lớn có thể lên đến 5000KVA. Máy biến áp có thể là 1 cấp điện áp hoặc 2 cấp điện áp trung thế tùy theo cấp điện áp của lưới điện lực

    Thiết bị đóng cắt và bảo vệ trung thế: Gồm Cầu dao cách ly hoặc cầu dao phụ tải hoặc Recloser, chống sét van, cầu chì tự rơi. Tùy theo công suất của máy biến áp mà thiết bị đóng cắt có thể chọn cầu dao hay Recloser cho phù hợp, theo quy phạm trang bị điện khi máy biến áp có công suất trên 1600KVA thì phải dùng Recloser để đóng cắt cho trạm biến áp. Chống sét van để bảo vệ trạm biến áp tránh tác động của dòng xung sét trên đường dây lan tới, Cầu chì tự rơi dùng để bảo vệ máy biến áp khi bị ngắn mạch quá tải.  Các thiết bị cầu dao, chống sét van, cầu chì tự rơi phải được lựa chọn và sử dụng theo cấp điện áp của lưới điện lực

    + Hạ áp: Gồm tủ hạ thế có sử dụng aptomat theo gam công suất máy biến áp, tùy theo công suất máy để tính dòng định mức của máy biến áp sau đó lựa chọn aptomat có dòng định mức cao hơn 1 cấp. Phía hạ áp phải lắp đặt tụ bù công suất giúp giảm lượng điện hao hụt và tiết kiệm chi phí cho người sử dụng. Tủ hạ áp có thể được đặt ngoài trời hoặc trong nhà tủ hạ áp.

    + Móng dàn trạm và cột điện bê tông: Hệ thống móng dàn trạm biến áp để chôn 2 cột điện dàn trạm biến áp. Hệ thống này được đúc bằng bê tông phải vững chắc để nâng và đỡ toàn bộ dàn trạm biến áp và máy biến áp. Móng dàn trạm phải được đúc và đổ theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và kích thước theo thiết kế. Dưới phần đáy móng phải được đóng cọc tre nếu như nền đất yếu không đảm bảo kết cấu chịu lực.

         Cột điện dàn trạm biến áp thường được sử dụng cột bê tông ly tâm có chiều cao cột tới 12m, nếu trạm biến áp vượt đường giao thông thì phải sử dụng cột có chiều cao hơn 12m. Đối với lưới điện 24kv thì tâm dàn trạm là 2,6m và lưới điện áp 35kv thì tâm dàn trạm là 2,8m. 

    + Hệ thống xà mạ kẽm: Dùng lắp gá trên 2 cột bê tông ly tâm nhằm mục đích đỡ các thiết bị đóng cắt bảo vệ dàn  trạm. Các xà này được gia công hàn bằng vật liệu sắt hình sau đó mạ kẽm nhúng nóng đảm bảo không bị oxi hóa ngoài môi trường. 

         Hệ Thống tiếp địa trạm biến áp cũng được gia công từ sắt mạ kẽm và được đóng xuống đất tạo tiếp địa làm việc và tiếp địa an toàn cho trạm biến áp

    + Đường dây trung thế: Dùng để cấp điện trung thế từ lưới điện lực vào trạm biến áp, đường dây này dài hay ngắn tùy thuộc vào khoảng cách từ trạm biến áp của khách hàng tới đường dây trung thế của lưới điện lực. Tùy theo địa hình và yêu cầu của khách hàng mà đường dây trung thế cấp vào trạm biến áp có thể là đường dây không hoặc đường cáp ngầm.

    3. Ưu nhược điểm của trạm biến áp kiểu nền

    Mỗi loại trạm biến áp đều có ưu nhược điểm khác nhau , và sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu ưu nhược điểm của trạm biến áp này:

    Ưu điểm

    +Ưu điểm lớn nhất của trạm biến áp kiểu nền là giá thành rẻ, trạm thường có mức đầu tư nhỏ do vậy mà trở thành sự lựa chọn hoàn hảo cho các nhà đầu tư doanh nghiệp khi muốn sử dụng công suất lớn mà kinh phí eo hẹp.

    + Trạm có thể sử dụng với công suất lớn tới 5000KVA do vậy phù hợp với các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng điện lớn

    + Đây là một loại trạm phổ biến, nên người sử dụng không quá khó khăn trong việc tìm kiếm và đưa vào sử dụng.

    Nhược điểm

    + Do máy biến áp được đặt dưới đất nên trạm biến áp kiểu nền tốn diện tích và cần không gian để xây khuôn viên nhà trạm. Do đó loại trạm này tốn diện tích hơn trạm biến áp kiểu treo.

    + Bảo vệ trung thế của máy biến áp chỉ sử dụng cầu chì tự rơi kết hợp với chống sét van nên mức độ bảo vệ không cao 

    + Vì trạm được đặt ngoài trời nên hệ số an toàn cung cấp điện không cao nhất là những ngày mưa bão dễ vi phạm an toàn hành lang lưới điện

    + Đây là loại trạm hở nên hệ số an toàn thấp, khi sử dụng cần thận trọng trong quá trình vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa mới giúp máy có thể hoạt động hết công suất của mình.

    + Tuy những thiết bị của trạm được treo gọn trên một cột, tuy nhiên nó cũng gây mất mỹ quan nên hiện nay loại trạm này thường được sử dụng ở các vùng xa ngoại thành, xa khu dân cư, hoặc các doanh nghiệp có quỹ đất rộng

         Như vậy với những thông tin về ưu nhược điểm của trạm biến áp nền mà chúng tôi nêu trên hy vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn để từ đó có thể đưa ra sự lựa chọn tốt nhất.

    4. Một số hình ảnh trạm biến kiểu nền của nhà thầu đã thi công hoàn thành

     

     

    5. Nhà thầu thi công lắp đặt trạm biến áp kiểu nền

          Công ty Xây Dựng Điện Hưng Thịnh Phát là nhà thầu chuyên tư vấn thiết kế thi công trạm biến áp các loại tại Đồng Nai và các tỉnh khu vực Miền Nam. Đến với chúng tôi quý khách hàng sẽ được tư vấn để lựa chọn phương án xây dựng trạm biến áp tối ưu nhất. Thiết kế và thi công trạm biến áp trọn gói theo hình thức chìa khóa trao tay. Mọi công việc nhà thầu sẽ thực hiện cho tới lúc hoàn thành đóng điện. 

          Chúng tôi báo giá và thi công các trạm biến áp như: báo giá thi công trạm biến áp 100kva, báo giá trạm biến áp 180kva, báo giá trạm biến áp 250kva, báo giá trạm biến áp 320kva, báo giá trạm biến áp 400kva, báo giá trạm biến áp 500kva, báo giá trạm biến áp 560kva, báo giá trạm biến áp 630kva, báo giá trạm biến áp 705kva, báo giá trạm biến áp 800kva, báo giá trạm biến áp 1000kva, báo giá trạm biến áp 1250kva, báo giá trạm biến áp 1500kva, báo giá trạm biến áp 1800kva, báo giá trạm biến áp 2000kva, báo giá trạm biến áp 2500kva, báo giá trạm biến áp 3200kva.....

    Zalo
    Hotline