Sản xuất lắp đặt tủ tụ bù tại Đồng Nai

Sản xuất lắp đặt tủ tụ bù tại Đồng Nai
Ngày đăng: 21/10/2022 03:52 PM
    Quy trình đặt hàng tủ tụ bù (tủ bù vô công):
    • Tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng
    • Tư vấn, khảo sát đưa ra phương án, dung lượng cho tủ tụ bù phù hợp
    • Báo giá chi tiết cho khách hàng
    • Xác nhận đặt hàng, đặt cọc và tiến hành sản xuất với những tủ không có sẵn.
    • Lắp đặt và vận hành tủ tụ bù tại công trình, nghiệm thu và bàn giao.
    • Thời gian lắp đặt tủ tụ bù thông thường từ 1 – 5 ngày, tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng.

    Tủ bù giá tốt

    Tủ tụ bù lắp sẵn các loại

    Dưới đây xin trình bày cơ bản về tủ tụ bù để cho khách hàng hiểu thêm.

    1. Tủ tụ bù là gì
      – Tủ tụ bù là tủ bù công suất phản kháng (hay còn gọi là bù vô công) dùng để cải thiện hệ số công suất (HSCS) cho hệ thống điện.
      – Yêu cầu của điện lực HSCS là > 0.9, nếu dưới hệ số này thì sẽ phải mua công suất phản kháng (hay gọi là phạt tiền điện).
      – Đối với hợp đồng mua bán điện từ 40kW trở lên Điện Lực Việt Nam yêu cầu về HSCS >0.9 . Vậy nên, tủ tụ bù là rất cần thiết.

       

    2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tụ tụ bù
      Các bộ phận chính tủ bù
      – Vỏ tủ điện tiêu chuẩn
      – MCCB chính, mạch đóng cắt chính của tủ
      – MCCB nhánh ( có hoặc không theo yêu cầu )
      – Khởi động từ, dùng đóng ngắt tụ điên
      – Bộ điều khiển tụ bù ( relay điều khiển hệ số công suất) tác dụng đo lường HSCS và đóng cắt tụ bù đảm bảo hệ số công suất cài đặt.
      – Tụ bù – Hiện nay các thương hiệu phổ biến MikroDucatiEpcosSamwhaShizukiEnerlux
      – Thiết bị phụ: Đồng hồ vôn, đồng hồ ampe, đèn báo pha, cầu chì, biến dòng đo lường.

       

      Các thành phần chính của tủ tụ bù

      Nguyên lý hoạt động của tủ tụ bù:

      Nguyên lý hoạt động, đấu nối của tủ tụ bù

      Bộ điều khiển tụ bù (gọi tắt BĐK) sẽ đo được hế số công suất của hệ thống điện, và trên BĐK ta cài đặt được HSCS (cosphi) theo yêu cầu. Thông thường được cài đặt ở ngưỡng 0.95ind. Khi HSCS dưới ngưỡng tai cài đặt BĐK sẽ đóng relay, cấp điện cho contactor đóng tụ bù vào hệ thống điện để nâng cao hệ số công suất, cứ lặp lại đến khi đạt ngưỡng cài đặt trở lên một chút (trong phạm vi ta cài đặt) và giữ ổn định ở khoảng đó. Khi ta giảm tải, đồng nghĩa với dung lượng cần bù giảm xuống BĐK sẽ đo lường và ngắt các cấp tụ không cần thiết để đảm bảo HSCS trong khoản cài đặt.
      Công việc cứ như vậy lặp đi lặp lại đảm bảo HSCS đạt yêu cầu => Vậy nên chúng ta không phải mua CSPK (Mua Vô công)

    Zalo
    Hotline