QUY TRÌNH QUẢN LÝ VẬN HÀNH & BẢO DƯỠNG TRẠM BIẾN ÁP
Quản lý vận hành:
Thực hiện công tác quản lý vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây & TBA đúng theo quy định tại: Quyết định 2666; Quy trình Quản lý vận hành & Bảo dưỡng trạm biến áp phân phối và Quy trình vận hành, kiểm tra & Bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung áp của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã ban hành, cụ thể:
1.1. Các loại kiểm tra và chu kỳ kiểm tra:
LLL Đối vói đường dây trung áp:
- Kiểm tra định kỳ ngày: Tối thiểu 01 lần/ 01 tháng;
- Kiểm tra định kỳ đêm: Tối thiểu 01 lần/ 03 tháng (01 quý), kiểm tra khi trời tối
và vào giờ cao điểm;
- Kiểm tra đột xuất: Trước và sau khi có lụt bão, trước dịp lễ, tết và những ngày quan trọng;
- Kiểm tra sự cố: Ngay sau khi xảy ra sự cố;
- Kiểm tra dự phòng (thí nghiệm định kỳ):
+ Đo điện trở tiếp địa lặp lại trên lưới: Định kỳ llần/3năm đối với tiếp địa đường dây (riêng khu vực nhiều giông sét lỉần/năm);
+ Đo nhiệt độ mối nối, mối cầu:
- Định kỳ 1 lần/năm đôi với đivờng dây có I <30%*Iđm.
- Định kỳ 1lần/6tháng đối với đường dây có 30%*Iđm< I <60%*Iđm.
- Định kỳ 1lần/3tháng đối với đường dây cỏ I >60%*Iđm.
+ Thí nghiệm các thiết bị đóng cắt (Recloser, LBS, LBFCO, FCO, DS, LTD, CB): 03 năm một lần;
Công tác kiểm tra dự phòng: Chi phí nhân công tháo, lắp thiết bị để thí nghiệm định kỳ thì đơn vị QLVH chịu, còn chi phí thí nghiệm các thiết bị thì chủ tài sản chịu.
1.1.2. Đối vời trạm biến áp:
- Kiểm tra định kỳ ngày: Trạm từ 80% tải hoặc từ 250kVA trở lên: 1 tháng/1 lần; các TBA còn lại: 3tháng/1 lần;
- Kiểm tra định kỳ đêm: Tối thiểu 03 tháng một lần vào giờ cao điểm tối cho tất cả các trạm;
- Kiểm tra bất thường:
+ Kiểm tra trước và sau khi có lụt bão, trước dịp lễ, tết và những ngày quan trọng;
+ Kiểm tra mỗi ngày một lần trong các trường hợp sau:
- MBA quá tải: Kiểm tra vào thời điểm tải cao nhất;
- TBA có dấu hiệu bất thường;
(Phải có văn bản thông báo các khiếm khuyết lưới điện cho khách hàng có biện pháp xử lý, trong thời gian chưa xử lý xong thì đom vị QLVH phải thực hiện kiêm tra theo quy định nêu trên);
- Kiểm tra sự cố: Kiểm tra ngay sau khi xảy ra sự cố, xác định nguyên nhân gây ra sự cố và khắc phục kịp thời;
- Kiểm tra dự phòng (thí nghiệm định kỳ):
+ Thí nghiệm mẫu dầu MBA: 03 năm một lần;
+ Thí nghiệm tụ bù: 03 năm một lần;
+ Thí nghiệm LA: 01 năm một lần;
+ Thí nghiệm các thiết bị đóng cắt (FCO, CB, …): 03 năm một lần;
+ Đo điện trở tiếp trạm: Định kỳ 1 lần/năm đối với tiếp địa TBA;
Công tác kiểm tra đự phòng: Chi phí nhân công tháo, lắp thiết bị để thí nghiệm định kỳ thì đơn vị QLVH chịu, còn chi phí thí nghiệm các thiết bị thì chủ tài sản chịu;
Tất cả những khiếm khuyết được phát hiện trong quá trình kiểm tra đường dây và TBA đều phải được thông báo đến khách hàng biết để có xử lý kịp thời
để có biện pháp theo dõi, xử lý hoặc đề nghị xử lý;
Đơn vị quản lý vận hành phải có biện pháp xử lý ngay các tồn tại có khả năng gây sự cố. Những tồn tại khác phát hiện trong quá trình kiểm tra, thí nghiệm chất lượng VTTB không đạt tiêu chuẩn vận hành thì đơn vị phải thông báo cho chủ tài sản biết để có kế hoạch mua sắm VTTB xử lý trong thời gian nhanh nhất, đảm bảo vận hành an toàn;
Sau khi khách hàng xử lý xong các khiếm khuyết phải có biên bản nghiệm thu.
1.2. Bảo dưỡng, sửa chữa:
1.2. L Đối vớỉ đường dây trung áp:
Công tác sửa chữa đường dây chia làm 3 loại: Sửa chữa thường xuyên, xử lý sự cố và sửa chữa lớn.
- Sửa chữa thường xuyên: Được tiến hành thường xuyên trên tuyến đường dây dựa trên quy trình bảo dưỡng, sửa chữa các khiếm khuyết phát hiện thông qua kiểm tra hàng tháng và kiểm tra đột xuất phải được lập thành kế hoạch. Các công việc này bao gồm: Chặt cây giải phóng hành lang, củng cố tiếp địa không đạt yêu cầu, đắp lại móng trụ, củng cố dây chằng, chỉnh sửa trụ nghiêng, …
- Xử lý sự cố đường dây: Quá trình xử lý phải tuân theo quy trình xử lý sự cố của Điều độ các cấp và các phương án kỹ thuật đã phê duyệt.
(+) Trường hợp sự cố do chủ quan trong công tác QLVH (do lỗi của đơn vị QLVH) như: Không kiểm tra đúng định kỳ để phát hiện các tôn tại và xử lý hay đê xuât xử lý kịp thời dẫn đến sự cố, … thì đơn vị QLVH chịu chi phí;
(+) Trường hợp sự cố do khách quan (giông, sét, thiên tai, hỏa hoạn, bị phá hoại, …) hoặc do chất lượng thiết bị làm hư hỏng thiêt bị thì chủ tài sản chịu chi phí (chi phí nhân công và chi phí mua sắm VTTB);
- Sửa chữa lớn: Bao gồm các công việc như thay mới hàng loạt cách điện đường dây, thay trụ, thay dân dẫn, thay hàng loạt xà, phụ kiện, tiếp địa, ép mối nối, mối cầu, … Chu kỳ sửa chữa lớn là 6 năm (công tác này chủ tài sản chịu chi phí).
1.2.2. Đối với trạm biến áp:
Công tác bảo dưỡng, sửa chữa trạm biên áp chia làm 3 loại: Sửa chữa thường
xuyên (Bảo dưỡng TBA), xử lý sự cố và sửa chữa lớn.
- Sửa chữa thường xuyên (Bảo dưỡng TBA): Được tiến hành thường xuyên khi phát hiện các khiêm khuyêt trong TBA qua công tác kiêm tra hàng tháng và kiêm tra đột xuât. Các công việc này bao gôm: Vệ sinh MBA (vệ sinh sứ, vệ sinh vỏ MBA), làm sạch và siết lại các đầu cốt, xiết lại các mối nối giữa vỏ MBA với hệ thống tiếp địa, …
- Sửa chữa khắc phục sự cố: Được tiến hành dựa trên kết quả điều tra sự cố và tình trạng cụ thể của thiết bị.
(+) Trường hợp sự cố do chủ quan trong công tác QLVH (do lỗi của đơn vị QLVH) như: Không kiểm tra đúng định kỳ để phát hiện các tồn tại và xử lý hay đề xuất xử lý kịp thời dẫn đến sự cố thì đơn vị QLVH chịu chi phí;
(+) Trường hợp sự cố do khách quan (giông, sét, thiên tai, hỏa hoạn, bị phá hoại, …) hoặc do chất lượng thiết bị làm hư hỏng thiết bị thì chủ tài sản chịu chi phí;
- Sửa chữa lớn: Như nâng công suất trạm biến áp, sửa chữa máy biến áp, sơn lại toàn bộ vỏ máy, lọc dầu, thay dầu mới, sấy lại ruột máy, … (công tác này chủ tài sản chịu chi phí).
Trong năm phải tổ chức vệ sinh và bảo dưỡng TBA ít nhất một lần, có lập biên bản thực hiện và xác nhận của khách hàng.