Với những bạn chưa âm hiểu về lưới điện chắc chắn những thông tin dưới đây sẽ là những kiến thức mà các bạn đang cần. Cung theo dõi nhé.
Lưới điện có 2 thành phần chính đó là:
+ Đường dây
+ Trạm biến áp.
Bên cạnh đó còn có tụ bù là phần tử tham gia trực tiếp vào quá trình phân phối điện năng. Các phần tử điều khiển và bảo vệ như: máy cắt, máy cắt tự đóng lại, dao cách ly, rơ le bảo vệ, thiết bị chống quá điện áp và kháng bù…
1.1 Trên không
Cột: Thép và bê tông cốt thép.
Sứ cách điện: Sứ đứng và sứ treo.
Các phụ kiện khác: Tạ chống rung, thiết bị cân bằng điện trường trên chuỗi sứ và thiết bị chống sét,…
Dây dẫn: Dây nhôm, nhôm lõi thép AC, ASCR, nhôm hợp kim, nhôm lõi chất tổng hợp và dây dẫn rỗng.
1.2 Cáp ngầm
Có thể đi trong đất, các hầm cáp, tunel cáp, rãnh cáp… có các bộ phận nối cáp và đưa cáp vào trạm…
1.3 Cáp treo
Bao gồm các cột, dây thép căng, các hộp phân nhánh và đấu phụ tải… Cáp treo còn gọi là dây vặn xoắn, không có vỏ kim loại.
1.4 Thanh dẫn, ống dẫn
Bằng đồng hay nhôm cho lưới diện trong nhà.
Trạm biến áp gồm máy biến áp và các thiết bị phân phối; bảo vệ đo lường và điều khiển… sắp đặt trong một hệ thống nhất định làm nhiệm vụ biến đổi điện áp và phân phối điện năng.
Trạm biến áp có 2 loại:
+ Trạm tăng áp
+ Trạm giảm áp.
Trạm tăng áp chủ yếu là ở các nhà máy điện
Trạm giảm áp có các loại:
Trạm trung gian khu vực, biến đổi điện áp từ cao áp và siêu cao áp xuống cao áp: 500/220/110, 220/110/6… 35kV, cấp điện cho lưới truyền tải và lưới phân phối;
Trạm trung gian địa phương, biến đổi điện áp từ cao áp sang trung áp có các công suât: 110… 220/6… 35kV, cấp điện cho lưới phân phối;
Theo cấu tạo cuộn dây có các loại máy biến áp như sau:
Máy biến áp dây cuốn: có các loại 3 pha 3 dây cuốn, 3 pha 2 dây cuốn, 1 pha 2 dây cuốn.
Máy biến áp tự ngẫu: 3 pha, máy biến áp1 pha.
Ba máy biến áp 1 pha cao và siêu cao áp được nối với nhau thành máy biến áp 3 pha để sử dụng. Còn máy biến áp 1 pha hay 2 pha trung áp/hạ áp được sử dụng trực tiếp.
Là thiết bị rất quan trọng trong lưới điện.
Thị trường hiện nay có tụ bù ngang và tụ bù dọc, có kháng điện bù ngang và bù dọc.
Tụ bù ngang: Một phần vì lý do do kinh tế công suất phản kháng của các nhà máy điện không đủ đáp ứng yêu cầu của phụ tải điện. Do đó, trong hệ thống điện cần phải đặt các tụ bù như một nguồn công suất phản kháng bổ sung. Không những vậy tụ bù còn được sử dụng để giảm tổn thất điện năng và để điều chỉnh điện áp.
Tụ bù dọc:
+ Mục đính là để giảm tổn thất điện áp trong các đường dây điện trung áp quá dài.
+ Có tác dụng tăng khả năng tải, giảm tổn thất điện áp trên đường dây điện siêu cao áp.
Kháng bù ngang: Nó hoạt động như một phụ tải cảm tính, mục đích triệt tiêu ảnh hưởng của dung dẫn của đường dây điện siêu cao áp trong chế độ min và không tải.
Kháng bù dọc: Giảm dòng điện ngắn mạch trong lưới điện cáp trung áp để chọn được thiết bị phân phối rẻ hơn.