CÁCH LẮP ĐẶT TỦ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP ĐÚNG KỸ THUẬT

CÁCH LẮP ĐẶT TỦ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP ĐÚNG KỸ THUẬT
Ngày đăng: 08/10/2022 05:29 PM

    Hiện nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, tại các công ty nhà máy hay cụm dân cư không thể thiếu sự tồn tại của tủ điện công nghiệp. Tuy nhiên, để lắp đặt tủ điện công nghiệp đúng và chính xác nhất thì không phải ai cũng làm được. Chính vì vậy, hôm nay, Công ty Xây Dựng Điện Hưng Thịnh Phát xin giới thiệu với các bạn cách lắp tủ điện công nghiệp chi tiết nhất cùng những mẫu tủ công nghiệp phổ biến hiện nay nhé.

    Định nghĩa về tủ điện công nghiệp

    Tủ điện công nghiệp là hộp chứa những thiết bị điện như cầu dao, các mạch điện, cầu chì, đầu nối…của toàn bộ hệ thống điện giúp người dùng điều khiển được nguồn điện khi cung cấp, phụ tải cho hệ thống nào đó. Kích thước tủ điện công nghiệp lớn hơn khá nhiều so với tủ điện trong gia đình và có sự liên kết mạch điện và cầu nối rất phức tạp. Do vậy, việc hiểu và nắm rõ được những nguyên lý khi lắp đặt sẽ giúp cho tủ điện đảm bảo về an toàn và chất lượng cho người sử dụng, tránh những tai nạn về điện không đáng có.

    Chi tiết từng bước để lắp đặt tủ điện công nghiệp đúng nhất

    Lắp đặt tủ điện công nghiệp không phải là một việc đơn giản. Do đó, chúng ta cần hết sức cẩn trọng và tỉ mỉ để có thể có được tủ điện đảm bảo chất lượng.

    Lập sơ đồ phân bổ các thiết bị cùng nguyên lý hoạt động của chúng

    Sơ đồ phân bổ các thiết bị điện rất quan trọng vì phải sắp xếp các thiết bị sao cho hợp lý, đầy đủ và tối ưu hóa để chúng không bị cồng kềnh mà vẫn giảm được giá thành. Một điều quan trọng là chúng ta phải tính trước tới sự thay đổi hoặc mở rộng của các thiết bị trong thời gian sau này.

    Lập sơ đồ thiết kế rất quan trọng vì chúng là công đoạn đầu tiên trong quá trình lắp đặt. Nếu ngay từ bước này xảy ra sai sót sẽ dẫn tới việc phải làm lại từ đầu nên việc cẩn thận khi lập sơ đồ thiết kế đỏi hỏi sự cẩn thận, chu đáo.

    Khảo sát giá thành của các loại vật liệu, thiết bị

    Dựa theo sơ đồ lập ra ban đầu, cần tìm loại thiết bị điện có chất lượng tốt, đảm bảo và sắp xếp chúng theo thứ tự hợp lý. Công ty Xây Dựng Điện Hưng Thịnh Phát khuyến khích người mua nên tới những đại lý lớn và có bảo hành để sử dụng.

    Mua vỏ tủ điện phù hợp với kích thước để chứa những thiết bị điện đã mua

    Phía ngoài mặt tủ, họ thường gia công thêm những lỗ trống để lắp thêm những thiết bị như đồng hồ, nút nhấn, đèn báo. Để gia công những vị trí này, chúng ta có 2 cách để thực hiện. Nếu khách hàng yêu cầu độ chính xác cao và phức tạp, vỏ tủ sẽ được gia công bằng máy cắt CNC. Còn khi khách hàng không có yêu cầu nhiều thì thông thường sẽ cắt bằng mũi khoan khoét.

    Những nguyên tắc khi lắp thiết bị điện vào vỏ tủ điện công nghiệp:

    • Những thiết bị thông báo như đèn báo, điện áp, các loại đồng hồ đo được đặt ở phía trên.
    • Những thiết bị điều khiển được sắp xếp phía dưới như nút nhấn, cầu dao, công tắc.
    • Sắp xếp công tắc, nút ấn của thiết bị theo hàng ngang hoặc hàng dọc. Một thiết bị là một hàng để dễ dàng điều khiển và vận hành.
    • Một số vị trí có lỗ trống để nối với thiết bị bên ngoài như quạt thông gió hoặc nơi đấu dây bên ngoài tủ điện cần có lưới che chắn tránh chuột hoặc côn trùng xâm nhập và làm hỏng dây điện.

    Lắp đặt, sắp xếp các bộ phận lên bảng điện

    Việc lắp đặt thiết bị lên bảng điện rất quan trọng vì chúng không chỉ cần lắp sao cho thuận tiện trong quá trình vận hành mà còn phải đảm bảo cả tính thẩm mỹ. Thông thường bảng được làm bằng ván ép độ 10mm chất liệu sắt hoặc phíp đặt nằm ngang. Theo đó, các thiết bị cũng được sắp xếp theo vị trí như sau:

    • Các thiết bị điều khiển đặt phía trên bao gồm: rơ le (rơ le bảo vệ, rơ le trung gian), cảm biến điện từ, bộ điều khiển.
    • Các thiết bị đóng cắt đặt ở phía dưới bao gồm aptomat, khởi động từ và contactor.
    • Aptomat tổng thông thường được đặt ở phía trên cùng bên trái hoặc trung tâm tụ điện, tùy vào cách phân bố, sắp xếp của từng người.
    • Phần cầu đấu dây điện đặt phía dưới cùng để thuận tiện đấu, nối các loại dây điện khác nhau

    Kiểm tra các thiết bị điện trước khi lắp đặt

    Đấu dây điện

    Đầu nối dây dẫn điện và đầu cốt thường có rất nhiều loại dây: dây xanh, dây đỏ, dây vàng, dây đen…Do vậy, chúng cần được sắp xếp một cách khoa học. Có thể đánh số thứ tự dễ dàng vận hành, sửa chữa khi xảy ra sự cố bất ngờ. Với những loại dây đặc biệt như dây tín hiệu độ nhạy cao cần lớp vỏ chống nhiễu bên ngoài, dây mạch lực và tín hiệu cần phân bổ xa nhau và lắp trong những ống ghen khác biệt.

    Người thợ điện luôn lắp dây mạch động lực trước rồi mới rồi mới lắp dây điều khiển. Tất cả các dây điều khiển và dây mạch lực cần nối vuông góc với nhau.

    Kiểm tra độ an toàn cách điện giữa các thiết bị và bảng điện sau khi lắp đặt

    Kiểm tra từng phần của bảng điện xem đã chắc chắn và hợp lý hay chưa. Quan trọng là các thiết bị trên bảng điện phải đúng với sơ đồ điện đã được thiết lập từ trước. Riêng đối với tủ điện bằng sắt, thợ điện sẽ sử dụng bóng đèn 300W bằng cách sử dụng điện lưới nối tiếp. Nếu phát hiện ra lỗi sai cần phải sửa lại nhanh chóng.

    Kiểm tra lần 2 đối với tải nhỏ trước khi lắp các thiết bị vào tủ

    Để an toàn, các thiết bị cần được kiếm tra lần nữa. Trước khi lắp vào bảng điện tổng, những thiết bị trên được thử độ an toàn với tải áp nhỏ. Sau khi kết luận mọi bộ phận vận hành bình thường thì mới cho lắp vào tổng bộ điện.

    Lắp đặt khung chân để lắp tủ và kéo nguồn dây về phía tủ điện công nghiệp

    Sau khi xác định xong phần bên trong của tủ điện công nghiệp, chúng ta kiểm tra phía bên ngoài vỏ tủ. Việc lắp khung chân cho vỏ tủ là điều cần thiết để tránh những trường hợp nền đất bị ẩm ướt gây nên những nguy hiểm không đang có. Tiếp theo đó, những nguồn dây nào được kết nối phía tủ điện cần được kéo về phía vỏ tủ.

    Thử lại lần cuối tất cả độ an toàn của các thiết bị phía bên trong và bên ngoài.

    Kết thúc quá trình lắp đặt, thợ điện thử lại độ an toàn của toàn bộ hệ thống trong tủ điện công nghiệp. Ngoài ra cần kiểm tra dây nối đất đã đảm bảo tiêu chuẩn lõi đồng, chất liệu mềm nhưng khó đứt.

    Những nguyên tắc cần chú ý khi lắp tủ điện công nghiệp

    • Sắp xếp hướng điện lưới vào và ra sao cho hợp lý cho công nhân dễ dàng thao tác và sử dụng.
    • Tránh để tủ điện bị ẩm hơi và dính nước.
    • Lắp thêm bóng đèn 220V để sử dụng trong trường hợp khi cần kiểm tra hoặc bảo dưỡng tủ điện công nghiệp chỉ cần thắp sáng đèn cho sáng.
    • Thứ tự sắp xếp ráp dây: dây nhỏ điều khiển, dây to công suất sau đó mới lắp khung và hàn các tiếp điểm.

    Địa chỉ cung cấp và lắp đặt tủ điện công nghiệp

    Công ty Xây Dựng Điện Hưng Thịnh Phát là một trong những đơn vị lâu đời chuyên cung cấp và lắp đặt các thiết bị và tủ điện công nghiệp. Chúng tôi có đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm và tỉ mỉ, đảm bảo phục vụ quý khách được hài lòng về chất lượng dịch vụ. Tất cả những sản phẩm của chúng tôi cam kết đều được kiểm định chất lượng đầu vào và có chứng chỉ chất lượng nên luôn nhận được lòng tin của khách hàng mọi lúc mọi nơi. 

     

    Một số hình ảnh thực tế quá trình sản xuất và lắp ráp tủ điện công nghiệp

    Dưới đây là những hình ảnh của quá trình chúng tôi thi công lắp đặt những sản phẩm tủ điện công nghiệp tại các doanh nghiệp.

    Sản xuất tủ điện công nghiệp tại xưởng sản xuất

    Quy trình thiết kế và lắp đặt tủ điện

    Kích thước của các loại tủ điện công hiện nay

    Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu và mô tả kích thước các loại tủ công nghiệp được phân chia theo vị trí lắp đặt nhé.

    Tủ điện công nghiệp trong nhà

    Chiều dài (cm) Chiều rộng (cm) Chiều cao (cm)
    50 70 20
    50 70 25
    60 80 20
    60 80 25
    600 800 300
    700 1000 300
    800 1200 300
    800 1200 400
    800 1400 400
    800 1500 400
    800 1600 400

    Tủ điện công nghiệp lắp đặt ngoài trời

    Chiều dài Chiều rộng Chiều cao
    25 30 15
    30 40 16
    30 40 20
    40 60 25
    600 800 300
    700 1000 300
    800 1200 300
    800 1200 400
    800 1500 400
    800 1600 400

    Tủ điện công nghiệp loại nổi

    Chiều dài Chiều rộng Chiều cao
    16 21 10
    19 27 10
    20 30 10
    20 30 15
    20 30 20
    20 35 10
    20 35 15
    30 40 10
    30 40 15
    30 40 20
    35 45 15
    35 45 18
    35 45 20
    40 450 18
    40 60 18
    40 60 25

    Tủ điện công nghiệp loại chìm

    Chiều dài Chiều rộng Chiều cao
    16 21 10
    19 27 10
    20 30 10
    20 30 15
    20 30 20
    30 40 15
    40 50 20
    40 60 20
    50 70 20
    60 80 20

    Phân biệt các loại tủ điện công nghiệp

    Hiện nay có những loại tủ điện công nghiệp chính như sau:

    Tủ điện phân phối

    Tủ điện phân phối thường được lắp đặt trong nhà và được thiết kế đạt tiêu chuẩn IEC. Tác dụng chính là phân phối nguồn điện cho các phụ tải còn lại.

    Tủ điện công nghiệp phân phối

    Tủ điện điều khiển nguồn trung tâm

    Tác dụng chính để sử dụng vận hành đóng ngắt, đảo chiều, thay đổi tốc độ của động cơ.

    Tủ điện điều khiển trung tâm

    Tủ điện ATS (tủ điện chuyển mạch)

    Tác dụng chính của tủ điện ATS là bảo vệ và xử lý trường hợp xảy ra sự cố nguồn lưới, chuyển từ nguồn lưới sang máy phát điện khi nguồn lưới có vấn đề.

    Tủ điện ATS

    Tủ điện bù công suất

    Cũng như tên gọi, tủ điện có tác dụng để tải bù công suất để cho các phụ tải có đầy đủ công suất chạy máy, hỗ trợ cho phân xưởng, thương mại.

    Tủ điện bù công suất

    Tủ điện phòng cháy chữa cháy

    Tủ điện có tác dụng để phòng trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn. Khi đó, động cơ bơm nước sẽ được khởi động một cách tự động.

    Tủ điện bơm phòng cháy chữa cháy

    Bản vẽ, sơ đồ nguyên lý của tủ điện công nghiệp

    Dưới đây là bản vẽ của tủ điện công nghiệp gửi tới khách hàng như sau.

    Sơ đồ và bản vẽ tủ điện công nghiệp

    Trên đây là những thông tin về lắp đặt tủ điện công nghiệp mà chúng tôi muốn gửi tới khách hàng. Mong rằng, những thông tin trên phần nào đã giúp cho các bạn nắm được những kiến thức cơ bản và giúp ích trong quá trình tìm hiểu và lắp đặt. Các bạn cũng có thể gọi điện hoặc trực tiếp tới địa chỉ của chúng tôi để được đội ngũ nhân viên tư vấn kĩ càng, chu đáo hơn nhé.

    Zalo
    Hotline